Chi phí logistics là gì?
Để hiểu Chi phí logistic là gì, Chúng tôi xin đưa ra phân tích rõ ràng như sau:
Với bất kỳ thị trường nào, giá bán của một loại hàng hóa (G) khi đến tay người tiêu dùng đều phải lớn hơn hoặc bằng các chi phí (C) bỏ ra:
G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5
Trong đó:
+ C1 là chi phí để sản xuất ra hàng hóa, chi phí này dùng để xác định giá bán.
+ C2 là chi phí dành cho các hoạt động marketing quảng cáo.
+ C3 là chi phí vận tải hàng hóa nói chung.
+ C4 là chi phí mất đi cho hàng tồn trữ.
+ C5 là chi phí dùng để bảo quản hàng hóa.
Trong các chi phí bỏ ra cho một mặt hàng cụ thể, chi phí Logistic gồm tổng chi phí vận tải, hàng tồn trữ và bảo quản hàng hóa.
C’= C3 + C4 + C5. Trong đó C’ là chi phí logistics.
Trong chi phí Logistic:
– Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí vận tải (C3), chiếm tới 1/3 đến 2/3 chi phí phân phối, lưu thông.
Do vậy, làm sao để giảm thiểu chi phí vận tải là điều mà ngành vận tải và các doanh nghiệp luôn muốn hướng tới.
Các biện pháp làm giảm chi phí vận tải hiện này gồm: vận tải bằng container, sử dụng thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa hình thức, đóng mới các phương tiện… Tuy nhiên, các giải pháp này cũng không thể bù đắp được chi phí vận tải do giá xăng dầu, nhiên liệu ngày một tăng cao.
Do đó, các nhà sản xuất và kinh doanh cũng ra sức làm giảm thiểu tối đa chi phí vận tải bằng đóng gói bao bì sản phẩm, thiết kế hàng hóa sao cho cùng một thể tích vận tải có thể chứa nhiều hàng hóa nhất. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chưa giải quyết được nhiều.
– Chi phí mất đi do hàng tồn (C4).
Chi phí này là chi phí doanh nghiệp mất đi nếu chi cho hoạt động khác thay vì hàng tồn kho tích trữ. Đây cũng là một chi phí đáng kể mà các doanh nghiệp phải chịu.
– Chi phí bảo quản hàng hóa (C5).
Chí phí bảo quản hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng rất quan trọng, bao gồm phí thuê kho bãi, phí đưa hàng hóa ra vào kho, phí bảo quản hàng hóa, sửa chữa nếu hàng hóa hỏng và bảo hiểm hàng hóa.
Chi phí logistics tại Việt Nam thế nào?
Có thể nói, chi phí logistics tại Việt Nam rất cao, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm tới khoảng 25% GDP hằng năm, một con số vô cùng lớn trong nền kinh tế.
Chi phí logistic tại Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các đất nước cùng khu vực phát triển như Thái Lan (logistics chiếm 19% GDP), Trung Quốc (logistics chiếm 18% GDP), Malaysia (logistics chiếm 13% GDP).
Còn so với các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Singapore thì logistics Việt Nam gấp tới 2 – 3 lần.
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà chi phí logistic tại Việt Nam cũng không ngừng tăng lên, hàng năm tăng tới 16 – 20%.
Qua các số liệu trên, ta cũng hình dung được phần nào gánh năng về chi phí logistic mà các doanh nghiệp phải chi trả, giảm lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp và cũng là một yếu tố khiến nền kinh tế chậm phát triển.
Do đó, giải quyết được vấn đề giảm chi phí logistic là vô cùng quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn của chính phủ mỗi quốc gia.
Để giảm chi phí logistics ở Việt Nam, chúng ta cần triển khai các giải pháp hiệu quả:
Thứ nhất, cần giảm thiểu tối đa các thủ tục và giấy tờ liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thông quan… Đây là vấn đề quan trọng vì thủ tục hành chính xuất nhập khẩu và vận tải ở Việt Nam được đánh giá là phức tạp, cồng kềnh, tốn nhiều thời gian.
Thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường luật định (giới hạn kích thước xe, tốc độ, tải trọng…) mở, tạo điều kiện ưu tiên cho vận tải ở các cửa ngõ miền Nam, miền Bắc.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tăng hiệu quả kinh doanh bằng giảm chi phí logistics và từng phương án, chuỗi cung ứng trong vận tải hàng hóa.
Với nhu cầu giảm chi phí logistic của mỗi doanh nghiệp cũng như Nhà nước, hàng loạt các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, logistics mở ra để phục vụ các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có tới khoảng 3000 doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ logistics.
Đăng ký